Chuyển đến nội dung chính

Hướng Dẫn Cách Chọn Kính Râm Phù Hợp Nhất Với Bạn

 

Hướng Dẫn Cách Chọn Kính Râm Phù Hợp Nhất Với Bạn

Bạn đang tìm mua một chiếc kính râm để sử dụng trong hè này nhưng chưa biết nên chọn loại kính nào, với tính năng ra sao, kiểu dáng thế nào? Đừng quá lo lắng, những thông tin mà Eye Plus mang đến hôm nay sẽ giúp bạn có cách chọn kính râm phù hợp với khuôn mặt nhất.

Xem thêm các bài viết chủ đề kính râm:

Cách chọn kính râm với tính năng cần thiết

cách chọn kính râm phù hợp với khuôn mặt nữ

Cách chọn kính râm phù hợp với khuôn mặt có khả năng chống tia UV và chống trầy xước

Công dụng chính của kính râm là bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời, vì thế, khi lựa chọn kính râm xịn, bạn cần chọn sản phẩm có các tính năng chính như sau.

Ngăn chặn tia cực tím

Chiếc kính râm bạn chọn mua nhất định phải có tính năng này. Tiếp xúc lâu dài với tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có liên quan đến đục thủy tinh thể và tăng trưởng bất thường của các tế bào mạch máu trong mắt, thậm chí cả ung thư.

Chống trầy xước

Không có tròng kính nào thực sự không thể phá vỡ, nhưng tròng kính râm làm nhựa ít bị vỡ hơn tròng kính làm từ thuỷ tinh. Hầu hết các tròng kính râm được bày bán trên thị trường được làm từ nhựa chiết suất cao hoặc Polycarbonate. Kính râm Polycarbonate, được sử dụng trong nhiều môn thể thao nhưng chúng dễ trầy xước. Nếu bạn mua ống kính polycarbonate, hãy tìm loại có lớp phủ chống trầy.

Cân nhắc về các tính năng bổ sung

cách chọn kính râm phù hợp với khuôn mặt nam

Cách chọn kính râm phù hợp với khuôn mặt nữ

Ngoài những tính năng chính như ngăn chặn tia cực tím, chống trầy xước, nhiều loại kính mắt còn được bổ sung thêm các tính năng khác như chống nước, chống sương mù, chống tia hồng ngoại, chống ánh sáng xanh,… Khi được bổ sung thêm các tính năng mới, kính râm sẽ có giá thành cao hơn. Tuy nhiên, không phải tính năng bổ sung nào cũng hữu ích đối với bạn. Chẳng hạn như:

Chống tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại là vô hình và có khả năng tạo nhiệt. Nhưng đến hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tia hồng ngoại có liên quan đến các bệnh về mắt. Hơn thế nữa mức độ tia hồng ngoại trong ánh sáng mặt trời khá thấp, và mắt con người hoàn toàn có thể chịu được.

Chống ánh sáng xanh

Việc ánh sáng xanh có hại cho mắt hay không vẫn còn gây tranh cãi. Các tròng kính râm có khả năng ngăn chặn tất cả ánh sáng xanh thường có màu hổ phách và khiến cho môi trường trở thành màu vàng hoặc cam. Các tông màu được cho là làm cho các vật thể ở xa xuất hiện khác biệt hơn, đặc biệt là trong tuyết hoặc sương mù. Vì lý do này, kính râm màu hổ phách rất phổ biến đối với người trượt tuyết, thợ săn, người chèo thuyền và phi công; nhưng không phù hợp để sử dụng khi tham gia giao thông.

Kiểm tra xem kính râm có được sản xuất đúng cách không

chọn kính râm theo khuôn mặt

Cách chọn kính râm phù hợp với khuôn mặt nam

Rất nhiều loại kính râm được bày bán trên thị trường được mài và đánh bóng để cải thiện chất lượng tròng kính. Hầu hết các loại mắt kính này đều an toàn, hoàn toàn không làm tổn thương mắt của người sử dụng.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn chắc chắn rằng chiếc kính bạn muốn mua đủ tốt, hãy kiểm tra bằng phương pháp sau. Bạn giữ kính ở một khoảng cách thoải mái (không đeo kính). Che một mắt và thông qua kính để nhìn vào thứ gì đó được tạo thành từ các đường thẳng, chẳng hạn như gạch lát sàn. Di chuyển kính từ trái qua phải, sau đó từ trên xuống dưới một cách chậm rãi. Nếu các đường thẳng không bị bẻ cong, chiếc kính bạn có ý định mua có chất lượng tốt. Nếu đường thẳng bị bẻ cong, đặc biệt ở giữa tròng kính, hãy chọn một cặp kính râm khác.

Chọn sản phẩm của các hãng kính râm nổi tiếng

Nếu bạn không chắc dòng kính râm nào phù hợp với bạn, hãy lựa chọn sản phẩm của các hãng kính râm nổi tiếng như RayBanOliver PeoplesCast Eyewear,…Để có được vị thế hàng đầu như ngày hôm nay, sản phẩm của các hãng kính râm nổi tiếng này đã phải trải qua hàng triệu lần đánh giá chất lượng của người tiêu dùng. Vì thế, khả năng bảo vệ mắt, độ bền,… của sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn là điều không thể bàn cãi.

Chọn kính râm phù hợp với khuôn mặt

Chọn kính râm phù hợp với khuôn mặt

Cách chọn kính râm xịn phù hợp với khuôn mặt nam nữ

Kính râm không chỉ là thiết bị giúp bảo vệ mắt mà đồng thời, nó còn là phụ kiện quan trọng giúp tôn nên vẻ đẹp và cá tính của người sử dụng. Vì thế, khi chọn kính râm, bạn nên chọn kính râm theo khuôn mặt của mình.

  • Nam/ nữ có khuôn mặt vuông: nên chọn kính râm xịn hình tròn hoặc hình bầu dục; không nên sử dụng kính vuông
  • Nam/ nữ có khuôn mặt dài/ hình chữ nhật: nên chọn kính râm tốt hình oval, kính oversize; không nên sử dụng kính có tròng nhỏ hẹp
  • Nam/ nữ có khuôn mặt tròn: nên chọn kính râm hình vuông hoặc hình chữ nhật; không nên sử dụng kính hình bầu dục, browline, vành mắt nhỏ
  • Nam/ nữ có khuôn mặt trái tim: nên chọn kính râm hình chữ nhật hoặc tròn; không nên sử dụng kính vuông, browline hoặc bầu dục
  • Nam/ nữ có khuôn mặt trái xoan: có thể tất cả các mẫu kính râm: tròn, vuông, mắt mèo,…; không nên sử dụng kính có vành mắt quá lớn hoặc quá nhỏ so với khuôn mặt
  • Nam/ nữ có khuôn mặt kim cương: nên chọn kính râm xịn có dáng bầu dục hoặc tròn; không nên sử dụng kính hình chữ nhật hoặc hình vuông
  • Nam/ nữ có khuôn mặt trái lê: nên chọn kính râm có dáng browline, dáng bầu dục và dáng Aviator; đều không nên đeo kính có dáng tròn và vuông

Cập nhật xui hướng kính râm hè 2020:

Hi vọng những thông tin mà Eye Plus cung cấp trên đây sẽ giúp bạn chọn lựa được loại kính râm phù hợp với khuôn mặt cũng như nhu cầu sử dụng. Nếu vẫn chưa biết nên sử dụng loại kính râm nào, đừng quên liên hệ với Eye Plus để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Nguồn bài viết: https://kinhmateyeplus.com/huong-dan-cach-chon-kinh-ram/

Tìm hiểu thêm bài viết "Hướng Dẫn Cách Chọn Kính Râm Phù Hợp Nhất Với Bạn" tại:
Diigo
Pearltrees
Tumblr
Blogspot
Sites google
Linkedin
Vk
Behance
Band
Twitter
Ok
Pinterest
Flickr
Gab
Crokes
Scoop

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KÍNH RAYBAN CHÍNH HÃNG

Kính mắt Eye Plus: Không chỉ đẹp, mà còn chất

EYE PLUS – ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI TRÒNG KÍNH CẬN CHỐNG ÁNH SÁNG XANH UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM